KỸ THUẬT LÀM BÔNG CHO HỒ TIÊU

KỸ THUẬT LÀM BÔNG CHO HỒ TIÊU

  • Sản Phẩm Của: 
  • CÔNG TY TNHH THỦY KIM SINH
  • Sản Xuất Tại:
  • Nhà Máy Sinh Học TKS
  • Tư Vấn & Đặt Hàng:
  • Hotline: 028 6275 2960

 KỸ THUẬT LÀM BÔNG CHO HỒ TIÊU

Trước thu hoạch luôn duy trì tưới nước và cung cấp đủ dinh dưỡng trong quá trình nuôi trái. Tuyệt đối không để vườn thiếu nước khi chưa hái hoàn toàn.

Sau Thời Gian Thu Hoạch

Rửa vườn và phục hồi nhanh sau thu hoạch:

* Rửa vườn:

– Sử dụng TKS Mega Power + TKS Vôi Sữa pha 200 lít để rửa vườn, tiêu diệt các loại nấm bệnh.

+ Lưu ý: Không nên phun thuốc gốc đồng cho những cây tiêu suy, vàng lá chết chậm.

* Phục hồi:

– Sau thu hoạch phun ngay “TKS – Đạm Cá” 1lít/400l nước + đổ gốc TKS – Đạm Cá 5l/300 trụ để phục hồi nhanh sau thời gian dài nuôi trái.

– Có thể kết hợp với TKS – Nema + TKS – BT Met trong quá trình đổ gốc để phòng trừ tuyến trùng, rệp sáp, ve sầu…

Chủ Động Phân Hóa Mầm Hoa

– Nếu thời tiết thuận lợi thì ta tiến hành ép nước, thời gian ép nước kéo dài từ 30 – 45 ngày tùy từng vùng.

– Nếu thời tiết không thuận lợi trong quá trình ép nước thì ta sẽ chủ động phân hóa mầm hoa bằng cách phun TKS Phân hóa mầm hoa 500g/phuy 200 lít để kích thích phân hóa mầm hoa sớm và đồng loạt, tỷ lệ đậu trái cao.

Chú ý:

+ Các cây tiêu suy không ép nước mà vẫn tưới bình thường.

+ Tuyệt đối không phun hóa chất làm rụng lá lên cây tiêu như : KCLO3

Bón Phân Trong Quá Trình Làm Bông

– Khi trời đã có những cơn mưa đầu mùa, ta chủ động tưới theo để cây phục hồi sau thời gian dài ép nước. Lúc này chưa cho ăn phân vì rễ không hấp thụ được gây lãng phí và làm hại đến bộ rễ.

– Sau 1 tuần: Bón phân chuồng, phân hữu cơ đã ủ hoai với TKS – M2 khoảng 4kg/trụ hoặc dùng Phân Hữu Cơ Vi Sinh TKS bón 1-2kg/trụ, đồng thời trong thời gian này nên bón 0.5kg lân nung chảy + 0,5kg vôi để nâng cao độ pH và cung cấp dinh dưỡng cho cây tiêu.

– Sau 1 tuần: Trên lá phun TKS Đạm Cá + TKS Trung Vi Lượng Tổng Hợp để thúc đẩy cây tiêu ra cựa hoa, dưới gốc đổ TKS Đạm Cá + TKS Nema + TKS BT Met để phục hồi bộ rễ đồng thời tiêu diệt tuyến trùng và rệp sáp.

– Sau 1 tuần tiếp theo: Xịt TKS – Bung hoa đồng loạt + TKS – Dầu Tỏi + TKS – Bám Dính Sinh Học để ngăn ngừa bọ trĩ, bọ xít muỗi, bọ xít lưới … gây hại hoa và lá non.

Kết hợp với đổ gốc TKS – Trichoderma 1kg/100 trụ nhằm phòng ngừa nấm bệnh gây hại rễ tơ.

Khi cây đã nhú cựa và lá non. Lần này là lần làm bông chính nên cây tiêu cần rất nhiều dinh dưỡng bao gồm đa – trung vi lượng và hữu cơ. Dùng 1 kg TKS Humic + 50kg NPK + TE 20-20-15 bón từ 100-200g/trụ. Nên bón ngoài tán lá.

– Sau khi tiêu trổ xong cũng là giai đoạn các loại nấm bệnh phát triển mạnh trên lá và dưới gốc cây tiêu.

Do đó, bà con cần chú ý phòng bệnh cho vườn tiêu theo quy trình của TKS.

Những vấn đề cần lưu ý:

– Khi bông đang nở tuyệt đối không xịt thuốc, phân bón lá vì sẽ làm bông bị bồ cào, không đều.

– Trong thời gian bông nở từ 10 – 20 ngày nếu không có mưa thì 3 ngày tưới một lần để nâng cao độ ẩm không khí và cung cấp đủ nước cho cây.

– Khi bông nở xong phun TKS Amino Canxi Bo + TKS BT Dầu Tỏi + TKS Bám Dính Sinh Học  để chống rụng gié non và phòng ngừa côn trùng chích hút.  Xịt 2 lần cách nhau 7-10 ngày.

Trong kỹ thuật làm bông phải tuân thủ đúng quy tắc “SUNG_SUY_SUNG”. Tức là khi thu hoạch xong phải phục hồi nhanh làm cho cây SUNG lên. Khi xử lý ép nước là làm cho cây SUY đi với mức độ hợp lý. Khi ra hoa thì dùng nhiều biện pháp làm cho cây SUNG trở lại trong suốt quá trình nuôi trái.

Trên đây là một số kỹ thuật làm bông cho cây tiêu. Mặc dù vậy để có một vụ mùa đạt năng suất thì cây tiêu vẫn chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi thời tiết và còn nhiều bước tiếp theo trong quá trình nuôi trái. “Như truyện dài nhiều tập”

Công ty TNHH Thủy Kim Sinh

Chúc bà con nhiều sức khoẻ và một vụ mùa bội thu!