PHÒNG TRỊ BỆNH HÉO CÂY CON TRÊN ỚT !!!
Ớt sau khi trồng cho đến một tháng tuổi thường bị héo và chết cây, khi nhổ gốc lên thì thấy rễ tơ bị đen thối, gốc bị thối đen, khi không phòng trị kịp thời thì bệnh lây lan nhanh gây hại nặng cho vườn ớt.
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
Nguyên nhân: Do nấm Rhizoctonia solani gây ra.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
+ Bệnh thường gây hại giai đoạn cây con trong vườn ươm đến 1 tháng sau khi trồng.
+ Vết bệnh ban đầu là những đốm đen ở cổ rễ sau đó lan dần làm cổ rễ chỗ gần mặt đất teo tóp lại, màu nâu, thối, cây ngã gục trong khi lá non vẫn còn xanh, sau vài ngày cây khô héo.
+ Biểu hiện trên cây con: cổ rễ bị úng và teo tóp lại, cây bị có thể bị ngã nhưng lá vẫn còn xanh tươi, sau đó mới héo lại.
Bệnh thường tấn công mạnh vào 5 – 10 ngày sau khi trồng.
+ Biểu hiện trên cây lớn: bệnh xâm nhiễm ở thân, nhất là ở phần gốc thân, làm cho vỏ bị thối nâu hoặc nâu đen, phần bệnh hơi lõm vào, sau đó thân bị nứt ra, lá héo khô rồi rụng dần.
Cây bị nhiễm bệnh lá rũ có thể bị gảy, cây chậm phát triển và thường bị chết.
ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH BỆNH
+ Nấm phát triển trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao, nhiệt độ 25-30 độ C.
+ Nấm bệnh tồn dư trên tàn dư cây bệnh và trong đất dạng hạch nấm và sợi nấm, hạch nấm có thể sống trong nước hàng năm, gặp điều kiện thuận lợi hạch nấm nảy mầm gây bệnh cho cây trồng, lây lan qua nước, đất, cây con …
GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH
– Để phòng trị bệnh héo chết cây con chúng ta phải sử dụng biện pháp tổng hợp :
+ Dọn vệ sinh vườn tàn dư thực vật, cầy đảo lắp tàn dư thực vật, xử lý đất bằng vôi phơi ải đất.
+ Chọn giống kháng bệnh, sạch bệnh
+ Xử lý hạt giống bằng TKS-Pseudomonas, bằng cách ngâm hạt giống 15-20 phút trước khi gieo.
+ Tăng cường bón phân hữu cơ vi sinh có chứa các vi sinh vật chức năng để phòng trừ bệnh tốt cho cây.
Bón lót TKS – Trichoderma hoặc TKS – Pseudomonas trước khi trồng thì cũng giúp phòng trừ tốt bệnh gây hại.
+ Đất trồng thoát nước tốt không ngập úng, trồng với mật độ cây không quá dày để vườn cây thông thoáng.
+ Khi vườn cây bị bệnh cần nhổ bỏ cây bị bệnh đem tiêu hủy tránh lây lan sau đó dùng TKS – Pseudomonas để xử lý vườn bệnh.
+ Đối với vườn chúng ta vừa phát hiện bệnh dùng TKS – Pseudomonas tưới gốc cây bị bệnh và tất cả những cây trong vườn liên tục 2-3 lần, cách nhau 4 – 5 ngày.
+ Đối với vườn chưa bị bệnh thì dùng TKS – Pseudomonas trộn với phân hữu cơ bón gốc, hoặc hòa với nước tưới gốc sau khi trồng và định kỳ 15 – 20 ngày một lần, thì sẽ hạn chế được tối đa bệnh gây hại.
SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH THỦY KIM SINH