CÁCH Ủ PHÂN GÀ HOAI MỤC ĐỂ BÓN CHO CÂY
Đối với các loại phân hữu cơ như phân gia súc và gia cầm trước khi dùng để bón cho cây trồng cần phải ủ hoai không nên bón phân tưới, phân chưa được ủ hoai cho cây trồng.
Trong phân tươi (#phân_gà) chứa loại nấm, vi sinh vật có hại có trong thức ăn của gà hằng ngày. Các loại nấm, vi sinh vật này, khi được bón cho cây, sẽ tấn công rễ làm thối rễ vàng lá, cây kém phát triển và khi bênh nặng cây có thể bị chết.
Phân gà chưa ủ hoai thường khi bón cho cây trồng với lượng cao có thể làm chết cây, vì phân gà chưa ủ hoai rất khi tủ đóng làm nhiệt độ trong phân tăng cao làm cháy rễ cây…
Khi bón phân gà tươi như vậy còn làm ô nhiễm mỗi trường do có mùi hôi và nông sản bị nhiễm các chất có hại trong phân tươi chưa qua ủ hoai.
Trong phân gà tươi có vi khuẩn gây hại như Ecoli và Salmonela
Vì vậy phân gà trước khi bón cần được ủ hoai, phân gà là loại phân có hàm lượng hữu cơ cao (Nitơ: 1,6–1,7%; P2O5: 0,5–0,6%; K2O: 0,8%; CaO: 2,4%) có tác dụng bổ sung dinh dưỡng cho cây, cải tạo đất, không gây ô nhiễm môi trường, tạo độ tơi xốp cho đất.
Phân gà được ủ như sau:
Phân gà tươi thường rất ẩm ướt vì vậy trước khi ủ cần được phơi khô (nếu số lượng ít) độ ẩm 45%-50%, tuy nhiên đối với số lượng phân lớn thì việc phơi khô khó khăn hơn, vì vậy chúng ta dùng chất độn tro trấu, than bùn, bã nấm, bụi dừa, phế liệu hữu cơ… để trộn với phân gà tươi theo tỉ lệ 1:3 ( cứ 3- 4 tấn phân gà tươi ta cho 1 tấn chất độn) để độ ẩm phân gà giảm xuống 45-50% thì ta tiến hành ủ.
Dùng TKS- M.2 ủ phân để ủ phân gà
TKS- M.2 Ủ phân là sản phẩm chưa các vi sinh vật chức năng: Trichoderma, B.subtilis, Azotobacter, Pseudomonas…và các chủng vi sinh vật đặc biệt khác. Giúp phân giải hữu cơ để phân hoai mục, tiêu diệt các nấm bệnh có trong phân gà tươi, khử mùi hôi của phân gà tươi.
TKS- M.2 Ủ phân chứa nhiều chủng năng chức năng như vậy có ưu điểm hơn các dòng men ủ chỉ đơn thuần một chủng nấm. Nhiều chủng nấm như vậy giúp phân giải hữu cơ nhanh hơn, và nhiều chủng vi sinh vật hoạt động được trong các điều kiện kị khí, điều kiện nhiệt độ cao trong đống ủ vì vậy đống ủ được hoai đều hơn và nấm bệnh được tiêu diệt tốt hơn.
Trước khi ủ (3-5 ngày) thì có thể bổ sung thêm vôi bột 0,5-1% (1 tấn phân gà cho 5-10kg vôi bột) để giúp tăng pH cho phân, thuận lợi cho các vi sinh vật có lợi hoạt động trong quá trình ủ.
1kg #TKS_M_2 Ủ phân dùng để ủ cho 2-3 tấn phân gà, cách ủ như sau:
Cách thứ nhất dùng #TKS_M_2 Ủ phân rãi trực tiếp đều lên đóng ủ sau đó đảo đều đống ủ, sau đó dùng nilon tủ kín đống ủ lại để nhiệt độ trong đống ủ được duy trì từ 60-70oC, không có nước mưa xâm nhập vào bên trong….
Cách thứ 2 là dùng#TKS_M_2 Ủ phân hòa với 100-150 lít nước tưới đều lên đống ủ (cách này cần chú ý độ ẩm đống ủ mà ta hòa #TKS_M_2 Ủ phân với lượng nước thích hợp để tưới hoặc phun đều lên đóng ủ), nước phải thấm đều vào bên trong đống ủ, sau đó dùng nilon (bạt nilon) tủ kín đống ủ lại để nhiệt độ trong đóng ủ được duy trì từ 60-70oC, không có nước mưa xâm nhập vào bên trong….
Sau khi ủ được 15-20 ngày ta có thể tiến hành đảo phân ( có thể bổ sung thêm men ủ) giúp cho phân hoai đều hơn, đảo xong ta tiếp tục ủ, 35-40 ngày sau khi ủ có thể sử dụng phân để bón cho cây trồng.
TƯ VẤN KỸ THUẬT: 0963 970 770